You are currently viewing Những người tự giác đến cực hạn mới là những người “đáng sợ nhất”

Những người tự giác đến cực hạn mới là những người “đáng sợ nhất”

Khi bạn tự giác kỉ luật đến cực hạn, bạn sẽ phát hiện ra: tự giác kỉ luật có thể đem lại sự thanh bình và hưởng thụ xuất phát từ tận sâu bên trong.
Bởi lẽ bạn biết, bản thân đang thay đổi từng ngày từng ngày, và tự giác kỉ luật từ lúc nào cũng đã trở thành một thói quen thấm sâu vào máu thịt không hay.
Có biết bao người ngưỡng mộ vóc dáng và dung mạo của người khác, ngưỡng mộ sự thành công và danh vọng của họ.
Nhưng sau khi biết được sự tự quản lý bản thân vất vả và gần như là tàn khốc phía sau thì lại nhanh chóng rút lui, để rồi lại sống một cách buông thả, ra sao thì ra.
Trên mạng có một câu hỏi như này: hiểu lầm sâu sắc nhất của bạn là gì?
Câu trả lời nhận được nhiều lượt like nhất đó là: cho rằng tự do là muốn làm gì thì làm cái đó, sau này mới phát hiện ra, khi bạn kỉ luật tự giác bạn mới có được tự do.
Khi một người thiếu đi sự tự giác kỉ luật, những việc mà anh ta làm đều sẽ chịu ảnh hưởng của quán tính thói quen và cảm hứng nhất thời, hoặc không thì cũng bị tư tưởng người khác lay động, hầu như không thể đi làm điều mà mình thực sự mong muốn.
Bạn sẽ phát hiện ra: những người tự giác kỉ luật tới cực hạn, đều có một cuộc sống tuyệt vời.

1. 𝑻𝒖̛̣ 𝒈𝒊𝒂́𝒄 𝒌𝒊̉ 𝒍𝒖𝒂̣̂𝒕, 𝒍𝒂̀ 𝒑𝒉𝒖̛𝒐̛𝒏𝒈 𝒂́𝒏 đ𝒂̂̀𝒖 𝒕𝒊𝒆̂𝒏 𝒈𝒊𝒖́𝒑 𝒈𝒊𝒂̉𝒊 𝒒𝒖𝒚𝒆̂́𝒕 𝒄𝒂́𝒄 𝒗𝒂̂́𝒏 đ𝒆̂̀ 𝒕𝒓𝒐𝒏𝒈 𝒄𝒖𝒐̣̂𝒄 𝒔𝒐̂́𝒏𝒈.

Google có một kĩ sư cao cấp tên Matthew Cutts. Anh tự đặt ra cho mình kế hoạch thay đổi 30 ngày, mỗi ngày làm một vài việc mà trước kia không thể kiên trì làm.
Chẳng hạn: đi xe đạp tới công ty, mỗi ngày đi 10000 bước, mỗi ngày chụp một bức ảnh, hay viết một cuốn tiểu thuyết hơn 50 ngàn chữ….
Không xem tivi, không ăn đường, không chơi Twitter, từ chối caffein…
Có thể nói kế hoạch này ngập tràn tính thách thức, nếu không tự giác kỉ luật sẽ rất khó có thể hoàn thành.
Nhưng Matthew lại kiên trì được.
Sau 30 ngày, chàng kĩ sư mập mạp suốt ngày chỉ thích ngồi đã biến mất, anh bắt đầu thực sự yêu thích việc đạp xe đi làm, thậm chí đã hoàn thành chuyến đi bộ đường dài trên đỉnh núi cao nhất ở Châu Phi, Núi Kilimanjaro.
Các nhà tâm lý học từng tổng kết ra được quy luật như sau:
Giai đoạn đầu của tự giác kỉ luật là hưng phấn, giai đoạn giữa là nỗi đau và giai đoạn sau là hưởng thụ.
Nhưng bạn có phát hiện ra, phần lớn mọi người đều mắc kẹt ở giai đoạn giữa quá lâu, đến mức khiến họ dần dần coi tự giác kỉ luật là một cực hình.
Khi bạn tự giác kỉ luật đến cực hạn, bạn sẽ phát hiện ra: tự giác kỉ luật có thể đem lại sự thanh bình và hưởng thụ xuất phát từ tận sâu bên trong.
Bởi lẽ bạn biết, bản thân đang thay đổi từng ngày từng ngày, và tự giác kỉ luật từ lúc nào cũng đã trở thành một thói quen thấm sâu vào máu thịt không hay.
Khi bạn bị “cảm xúc”, “lười biếng” và “ham muốn” chiếm cứ, bạn có thể sẽ sống trong sự rối loạn, sống trong sự cảm tính và thậm chí không thể kiểm soát được cuộc sống của chính mình.

2. 𝑽𝒊̀ 𝒔𝒂𝒐 𝒃𝒂̣𝒏 𝒌𝒉𝒐̂𝒏𝒈 𝒕𝒖̛̣ 𝒈𝒊𝒂́𝒄 𝒌𝒊̉ 𝒍𝒖𝒂̣̂𝒕?

Vì sao tự giác kỉ luật có thể đem lại một cuộc sống hoàn toàn khác, nhưng trong thực tế, lại rất ít người có thể làm được?
Bởi lẽ tự giác kỉ luật đồng nghĩa với việc bạn bắt buộc phải từ bỏ, không thể muốn cái gì là được cái nấy.
Cũng giống như việc bạn muốn duy trì một vóc dáng mảnh mai, duy trì cơ thể khỏe mạnh, vậy bạn nhất định phải nói không với đồ ăn nhanh, nhiều dầu mỡ, bạn không thể nào hứng lên là gọi Mc Donald hay KFC về ăn được.
Cũng giống như việc bạn muốn trở thành sinh viên xuất sắc, muốn lấy được học bổng, vậy thì bạn phải từ bỏ những hôm cày phim, chơi game tới 1,2h sáng, yêu đương, chat chit gì cũng tạm thời phải gác sang một bên.
Cũng giống như việc sau khi tốt nghiệp bạn muốn có sự nghiệp riêng, vậy bạn bắt buộc phải tăng ca hoặc dành thời gian đầu tư vào bản thân vào những ngày cuối tuần, nói lời tạm biệt với những buổi tụ tập nhậu nhẹt.
Thế gian này, không có việc gì là thập toàn thập mỹ cả, bạn bắt buộc phải có sự từ bỏ.
Nhưng con người, là một động vật xã hội, chúng ta ghét nỗi đau, ghét sự mất mát.
Kiếm được 2 triệu và mất đi 2 triệu, đả kích nào sẽ lớn hơn?
Tất nhiên là mất 2 triệu đả kích sẽ lớn hơn rồi, cùng là được mất, nhưng ảnh hưởng mà “mất” đem lại lại lớn lao gấp 2 lần cái việc “được”.

Trả lời